Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

'Hoàng tử sơn ca' Quang Vinh lần đầu tiết lộ những bí mật đời tư

Trong chương trình “Muôn màu Showbiz” Hoàng tử sơn ca Quang Vinh lần đầu chia sẻ những bí mật trong đời tư, người yêu, tiết lộ câu chuyện giận bố mẹ suốt 4 năm và bị bầu show chèn ép…

Khá bất ngờ với ekip khi Quang Vinh chia sẻ anh đã từng theo dõi rất nhiều số phát sóng của chương trình với các khách mời như Thu Phương, Tiên Tiên, Hương Giang Idol, Tuấn Hưng... Quang Vinh cũng khá hồi hộp trước lời mời tham gia talkshow có tiếng là gai góc này. Anh xuất hiện với suit đen lịch lãm, gương mặt điển trai không tuổi và luôn thường trực nụ cười tươi.

Ca sỹ Quang Vinh, Quang Vinh, Hoang Tu Son Ca
Ca sỹ Quang Vinh xuất hiện với phong cách giản dị, lịch lãm trong buổi ghi hình chương trình "Muôn màu Showbiz"

Tại căn phòng đầu tiên, Quang Vinh bốc thăm chủ đề “Nghệ sĩ làm từ thiện không nên PR rầm rộ”, và lá thăm Ngược. Điều đó có nghĩa là Quang Vinh sẽ phản đối quan điểm này, và cho rằng PR rầm rộ cho từ thiện không có gì là xấu, vừa tranh thủ được sự ủng hộ, vừa có cơ hội nhân lên hiệu quả vật chất quyên góp. Ngoài ra, nghệ sĩ cần có trách nhiệm định hướng và mang giá trị đẹp đến với công chúng, nên việc huy động fan từ thiện cùng mình như là thể hiện trách nhiệm với các fan.

Phản biện lại quan điểm này, Phí Linh đặt câu hỏi: Có chắc là nghệ sĩ không bị chi phối bởi các mục đích đằng sau khi làm PR cho từ thiện, ví dụ như việc một dự án thiện nguyện được Pr rầm rộ thì sẽ huy động nhiều bên chung tay, nhưng đồng nghĩa với việc nghệ sĩ cũng sẽ bị chi phối bởi quyền lợi truyền thông của các mạnh thường quân? Hơn nữa nghệ sĩ có đảm bảo các fan tham gia cùng là những người thực sự muốn làm thiện nguyện hay chỉ là để tiếp xúc gần hơn với thần tượng? Nếu như vậy làm từ thiện âm thầm chẳng phải thanh thản nhẹ gánh hơn sao? Quang Vinh cho rằng quan trọng nhất là con số góp được thật nhiều, những điều còn lại anh có thể bỏ qua được. Tuy nhiên nam ca sĩ cũng thừa nhận mình không phải người làm từ thiện rồi PR ầm ĩ báo chí, chỉ là tự tổ chức một nhóm fan rồi các nhà báo tự phát đưa tin. Qua cuộc trò chuyện, khán giả thấy các góc nhìn đa chiều về việc PR cho công tác từ thiện của nghệ sĩ, đồng thời Quang Vinh và Phí Linh đều khẳng định làm từ thiện là vô cùng tốt đẹp và không ai phải bàn cãi về ý nghĩa tốt đẹp này. Không biết ai sẽ là người uống nước muối?

Ca sỹ Quang Vinh, Quang Vinh, Hoang Tu Son Ca
Hoàng tử sơn ca bên hai MC Phí Linh - Thùy Linh

Ở căn phòng bí mật, Quang Vinh đã có một số tiết lộ thú vị, như các fan từng xin tóc của anh về làm kỷ niệm, hay body hấp dẫn nhất showbiz theo anh thuộc về diễn viên Kim Lý. Anh cũng chia sẻ người thương hiện tại của mình có tên cuối bắt đầu bằng chữ P. Rất nhiều những câu hỏi vui nhộn đã được đặt ra và Quang Vinh đã không bỏ sót một câu nào.

Gặp lại MC Phí Linh ở căn phòng Sau ánh hào quang, cũng là căn phòng để lại cho “Hoàng tử sơn ca” nhiều cảm xúc nhất. Quang Vinh dần hé mở cho khán giả lý do dừng sự nghiệp ca hát, anh tiết lộ việc giận bố mẹ suốt 4 năm không nói chuyện dù cả ba người sống chung một thành phố. Anh chia sẻ niềm tin đã sụp đổ khi cha mẹ ly hôn, bà qua đời, sự nghiệp không còn cảm hứng, liên tục bị bầu show chèn ép...

Thậm chí số tiền bao năm ca hát Quang Vinh đưa về hết cho gia đình cũng không còn do mẹ anh đã chi dùng trong lúc khó khăn. Anh rời xa ánh đèn sân khấu, chuyển sang kinh doanh và vẫn theo dõi hoạt động âm nhạc của showbiz một cách thầm lặng. Hiện tại khi đã vượt qua mọi chuyện, Quang Vinh đã quay về ở bên mẹ, mong muốn của anh là được sống với mẹ, và chăm sóc mẹ sau tất cả những biến cố. Quang Vinh cũng bật mí bố anh vẫn chưa nguôi ngoai những mâu thuẫn khúc mắc và có lẽ rất khó để bình tĩnh ngồi lại.

Ca sỹ Quang Vinh, Quang Vinh, Hoang Tu Son Ca
Quang Vinh chụp hình lưu niệm với Fan hâm mộ (Ảnh: VTV)

Điểm nhấn của chương trình là sự xuất hiện bất ngờ của gần 50 khán giả bí mật cổ vũ cho Quang Vinh, dù chương trình không hề thông báo mời khán giả. Có thể thấy dù nhiều năm vắng bóng, cái tên Quang Vinh vẫn vẹn nguyên sức hút, đặc biệt những bản hit như Tình yêu tìm thấy, Miền cát trắng từng gắn bó một thời với thế hệ 8x, 9x ... Mỗi khi được anh cất giọng vẫn chiếm trọn cảm tình của khán giả.

MC Phí Linh nhận định, khi Quang Vinh ở tuổi 25, những nhà báo mảng âm nhạc từng phân tích giá như anh có chút suy tư trong giọng hát để màu giọng có thể biến hoá đa dạng hơn, thì giờ đây ở tuổi 35, trải qua nhiều sóng gió và trưởng thành, Quang Vinh đã hội tụ những dạn dày trong lối sống và cả cách hát. Một giọng ca đẹp, vẫn nhẹ tênh nhưng phảng phất ít nhiều tự sự, chắc chắn hứa hẹn sự trở lại ấn tượng.

Với đông đảo công chúng, Quang Vinh không đặt cho mình áp lực về vị trí, về sự chinh phục cho lần trở lại này. Đơn giản là cảm xúc quay về đủ để cất lên giọng hát, tìm lại đam mê, ở một nấc thang mới, không ồn ào nhưng nhiều thi vị.

Chương trình "Muôn màu showbiz" với nhân vật chính Quang Vinh dự kiến sẽ được phát sóng vào chủ nhật, 30/10 trên VTV3.

Ngân Khuê

Bức thư mẹ gửi con gái 15 tuổi khiến giới trẻ phục lăn

- Có những cha mẹ yêu thương con bằng cách bao bọc, thay con đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Có những bậc phụ huynh lại đối xử với con như người lớn, để con tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Nếu bạn thuộc kiểu phụ huynh thứ 2 thì thông điệp trong bức thư của một bà mẹ gửi con gái tuổi mới lớn của mình rất đáng để học hỏi.

3 năm nữa, mẹ có thể đuổi con ra khỏi nhà

Nghe phũ quá phải không nhưng hoàn toàn có thể xảy ra đấy. Khi con tròn 18 tuổi, có 2 trường hợp sẽ xảy ra: Một là con vào trường đại học, mẹ sẽ hỗ trợ con trong khả năng của mẹ cho đến khi con tốt nghiệp hoặc tìm được việc làm.

Hai là con không vào đại học (mẹ không bao giờ lên án, chê trách con về quyết định này) thì con sẽ đi tìm việc làm luôn. Và trong trường hợp này thì con phải tự lo cho bản thân mình thôi.

Mẹ sẽ không hỗ trợ bất cứ điều gì cho cô gái qua tuổi 18 đã nghỉ học vì mẹ cho rằng nghỉ học không phải là điều đúng đắn nên làm ở tuổi đó. Con còn có 3 năm để đưa ra quyết định.

Và bố mẹ cũng đã nghĩ đến việc sử dụng phòng của con, nó sẽ là phòng ngủ của bố mẹ.

Con là cô gái tuyệt vời, xinh đẹp và thông minh

Con hơn mẹ về mọi mặt. Con thực sự là một cô gái tuyệt vời. Mẹ bên con đã 15 năm và con tuyệt hơn những gì mẹ mong ước nhiều. Nếu ai đó không nhận ra điều này thì là lỗi ở họ, không có con mắt nhìn người thôi.

bức thư, thư mẹ gửi con gái, con gái tuổi teen, dạy con, sống tự lập, cuộc sống, giới trẻ

“Mẹ nuôi dưỡng con lớn lên là để con sống cuộc sống của riêng con. Vì thế con hãy sống theo cách của mình”

Mẹ không phải hình mẫu để con noi theo

Con là một người hoàn toàn khác mẹ. Con có tính cách của riêng con. Con không phải thích những thứ mà mẹ thích. Con có quyền bác bỏ các chỉ thị của mẹ. Và điều đáng lưu tâm là con sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của con.

Con tự do lựa chọn, mẹ không có kỳ vọng gì cả

Con có thể trở thành thợ máy, nhà phân tích kinh doanh, bà nội trợ, nhà trị liệu làm đẹp, quản lý cấp cao hoặc bất cứ công việc gì như thu ngân siêu thị chẳng hạn. Mẹ cho rằng mẹ không có phận sự gì để can thiệp vào các lựa chọn của con. Nhưng con đừng quên điều số 1 mẹ đã nói trên.

Con không nợ mẹ gì hết

Mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn không phải để mong con trả ơn. Mẹ không đòi hỏi con phải chu cấp cho mẹ khi mẹ già. Con có quyền lựa chọn điều gì quan trọng với con, thứ gì có ý nghĩa với con. Cuộc sống là của con, tuỳ con lựa chọn.

Con luôn có một gia đình

Trong cuộc sống, khi con gặp bất cứ điều gì, mẹ sẽ luôn ở bên con nếu con cần mẹ. Mẹ sẽ hỗ trợ con, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con, mẹ sẽ giúp con nếu con cần mẹ. Nhưng mẹ sẽ không can thiệp bất cứ điều gì nếu con không lên tiếng.

Mẹ có cuộc sống riêng của mẹ

Mẹ không có nghĩa vụ phải đến và giúp đỡ con khi con búng ngón tay ra hiệu. Mẹ không phải từ bỏ bất cứ việc gì mẹ đang làm vì con hay hi sinh cuộc sống của mẹ cho con. Mẹ có thể làm điều đó nhưng đó không phải nghĩa vụ của mẹ.

Con có cuộc sống riêng của con

Kết hôn với ai, có bao nhiêu đứa con, thích ai ghét ai, bỏ phiếu cho ai là việc của con. Quan điểm, niềm đam mê và niềm tin của mẹ không ảnh hưởng gì đến con hết. Con hãy làm những gì trái tim và lương tâm mình mách bảo. Con làm bất cứ điều gì thì mẹ vẫn là mẹ của con, con vẫn là con gái của mẹ.

bức thư, thư mẹ gửi con gái, con gái tuổi teen, dạy con, sống tự lập, cuộc sống, giới trẻ

“Mẹ luôn ở đó khi con cần nhưng mẹ sẽ không can thiệp nếu con không lên tiếng"

Không ai có ý định làm tổn thương con hết

Điều này hơi khó hiểu nhưng là sự thật: tất cả mọi người đều chỉ nghĩ về bản thân mình. Và mẹ cũng vậy. Tất cả những người ngoài kia, dù trong hoàn cảnh nào thì họ cũng chỉ cư xử theo cách mà họ cho là đúng.

Không ai cố ý huỷ hoại cuộc sống của con. Chỉ đơn giản là họ nghĩ điều tốt nhất cho họ, không có gì khác. Đó đơn giản là vì cuộc sống của con và họ không cùng chung một hướng.

Cuộc sống là không công bằng

Không có công thức nào đảm bảo việc thành công hay thất bại. Con không thể kiểm soát được thế giới này. Con có thể làm tất cả mọi thứ đúng nhưng kết quả vẫn thất bại. Điều duy nhất con cần để tâm là phải thành thật.

Đừng tự lừa dối bản thân mình. Hãy học cách hiểu bản thân, hiểu những nhu cầu và cảm xúc thực của mình. Và nghĩ về những điều mà con cho là tốt nhất đối với mình.

Thành công của con có thể là thất bại của người khác

Khi con kiếm được công việc hay đỗ vào trường đại học cũng có nghĩa là ai đó đã đánh mất cơ hội của họ. Khi con hẹn hò với ai đó, rất có thể người đó sẽ là tình đầu của một cô gái khác.

Con thậm chí đã chiếm mất vị trí yêu thích của người khác trong rạp chiếu phim. Nhưng đừng để tâm điều đó vì những điều bất hạnh của con rất có thể lại là niềm vui của những người khác, công bằng thôi.

Người duy nhất con có thể tin tưởng 100% là chính con

Không ai đáng tin 100% cả, ngay cả mẹ. Con chỉ có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào chính bản thân mình. Mẹ không thể chui vào đầu con mà biết hết con đang nghĩ gì, con luôn có những điều thầm kín không thể nói ra, thứ con giữ cho riêng mình biết. Mẹ biết điều đó vì mẹ cũng từng như thế.

Mẹ cũng có một người mẹ giống như con có mẹ vậy. Chỉ có mình con hiểu rõ về bản thân mình. Vì vậy, chỉ có con mới rõ khả năng của mình như thế nào.

Đừng bắt người khác chịu trách nhiệm hộ mình

Từ 18 tuổi, con sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ trong cuộc sống của con. Đẻ con nếu con nghĩ mình có thể nuôi nấng chúng. Kiếm một công việc nhiều thử thách nếu con nghĩ con có thể làm.

Ra nước ngoài sống nếu con tự tin có thể sống tốt ở một đất nước xa lạ. Mọi thứ con phải tự làm. Nếu may mắn con có thể tìm được người sẵn long giúp mình và mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không ai có nghĩa vụ phải giúp con cả. Hãy nhớ điều này.

Hãy nghĩ kỹ trước khi làm

Mọi hành động đều có hệ quả. Con không thể đoán trước được hết các thách thức, cơ hội nhưng ít nhất là con phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Càng dự đoán được các hệ quả có thể xảy ra thì con càng dễ chọn ra hành động nào là phù hợp.

Con không nhất thiết phải nghe mẹ

Mẹ vừa liệt kê ra 14 điều mẹ cho là sẽ giúp con tổ chức cuộc sống tốt hơn mẹ đã từng. Nhưng như mẹ đã nói, mẹ không phải là con. Đừng so sánh con với mẹ. Đừng nghĩ rằng cuộc sống của mẹ con ta tương đồng về mọi mặt. Mẹ nuôi dưỡng con lớn lên là để con sống cuộc sống của riêng con. Vì thế con hãy sống theo cách của mình. Nhưng đã tự lựa chọn thì đừng bao giờ quay về than vãn với mẹ.

...

Mời độc giả chia sẻ bức thư cảm động, ý nghĩa hoặc thú vị... mà bạn muốn nhắn nhủ tới con cái. Chia sẻ xin gửi về bandoisong@vietnamnet.vn. Những bức thư phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cám ơn!

Kim Minh(Theo Brightside)

An ninh nói về 'Lục Vân Tiên' cứu nhân viên hàng không

- Phó trưởng phòng An ninh Cục Hàng không VN cho hay, người đạp hành khách đánh nhân viên hàng không đã góp phần chấm dứt việc gây rối.

Liên quan đến vụ việc 2 hành khách Đào Vịnh ThuấnTrần Dương Tùng hành hung nhân viên Vietnam Airlines, chiều 26/10, Cục Hàng không VN đã có trao đổi với báo giới.

Ông Tô Tử Hùng, Phó trưởng phòng An ninh Cục Hàng không VN đánh giá: Hành vi của 2 hành khách hành hung nhân viên Vietnam Airlines là hành vi gây rối trật tự, có tính chất côn đồ gây hoang mang cho nhân viên hàng không.

nhân viên hàng không bị đánh, hàng không, sân bay Nội Bài
Ảnh cắt từ clip

Ông Hùng cho hay, do xét thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự nên Cảng vụ hàng không miền Bắc đã bàn giao những người vi phạm cho Công an sân bay Nội Bài để xử lý.

Phó cục trưởng Cục Hàng không Đào Văn Chương cho rằng, ngay giữa sân bay đông người, hành khách to tiếng với lời lẽ thô tục rồi túm áo, hành hung nhân viên hàng không là không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm.

Trong vụ việc này, 2 hành khách đánh nhân viên hàng không đã hiểu sai về quyền của mình và đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hàng không.

Ông Chương đánh giá, đây là trường hợp rất hiếm gặp, bởi từ đầu năm đến nay ngành hàng không vận chuyển hàng chục triệu hành khách nhưng rất ít gặp những trường hợp như vậy.

Khi được hỏi, người ở khu vực công cộng thấy bất bình trước việc nữ nhân viên Vietnam Airlines bị hành hung đã đạp hành khách Trần Dương Tùng, hành động này có phải là hành vi gây rối trật tự sân bay không? - ông Tô Tử Hùng cho rằng: Đây là hành động ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, hành động này đã chấm dứt sự việc gây rối nên không phải là hành vi gây rối.

“Đại biểu QH cũng đã khẳng định, hành động đó đã ngăn chặn được hành vi người đàn ông bắt nạt phụ nữ và hành vi đó không sai. Cá nhân tôi cho rằng, hành động đạp hành khách Trần Dương Tùng là chấp nhận được vì nó đã chấm dứt được hành vi hành hung gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên hàng không Vietnam Airlines”, ông Hùng nêu quan điểm.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng nói rõ đây chỉ là ý kiến của cá nhân ông, còn việc người đàn ông vô danh trên có vi phạm vào các quy định gây rối khi can thiệp giúp đỡ cho người phụ nữ bị tấn công hay không thì phải do cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ việc đưa ra.

“Phải chờ cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết quả điều tra. Tất cả chúng ta chỉ có thể đưa ra các bình luận, không thể phán xét”, ông Hùng nói.

Phân tích rõ ở hành vi trên, Phó Cục trưởng Đào Văn Chương cho rằng: Hành động của người vô danh về tâm lý tình cảm có thể chia sẻ được, nhưng về lý thì cần phải xem xét thật cụ thể.

Ở tình huống này người vô danh đấm hành khách Trần Dương Tùng một cái để ngăn chặn hành vi đánh nhân viên của Vietnam Airlines là hành động kịp thời, nhưng khi hành khách Tùng đã ngã xuống, mất tự vệ rồi thì người vô danh lại đạp thêm một cái nữa khiến 2 người quay lại muốn đánh nhau thì đã trở thành hành vì gây rối mới.

Ông cũng khẳng định, trong vụ việc này lực lượng an ninh đã có mặt kịp thời để ngăn chặn hành vi gây rối của 2 hành khách: Đào Vịnh Thuấn và Trần Dương Tùng.

“Ngay sau khi nhận được thông báo, 2 nhân viên của Trung tâm an ninh Nội Bài đã phối hợp với an ninh cơ động sân bay có mặt kịp thời. An ninh cơ động sau khi nhận được thông tin 40 giây sau đã có mặt để ngăn chặn xô xát nên không thể nói là chậm”, ông Hùng khẳng định.

Gia Văn

Tỷ phú USD thứ 2 Việt Nam bất ngờ xuất hiện

- Sau nhiều năm chờ đợi, Việt Nam đã có tỷ phú USD thứ 2 với một gương mặt khá bất ngờ: ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, một tập đoàn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Top 10 tỷ phú Việt: Ông anh rớt đài, đàn em chiếm chỗ
10 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ năm 2016
Đại gia 'giàu xổi' và nỗi lo sụt hố

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Faros - một DN đang thầu xây dựng phần lớn các dự án BĐS của Tập đoàn FLC bất ngờ tăng trần lên 79.100 đồng/cp.

Với 430 triệu cổ phiếu, tổng giá trị thị trường của ROS tăng vọt lên hơn 34 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 1,5 tỷ USD).

Cú tăng bứt phá ngoạn mục từ mức giá chào sàn 10.500 đồng/cp hôm 1/9/2016 lên tới hơn 79 ngàn đồng/cp như hiện nay đã đưa ông Trịnh Văn Quyết, cổ đông lớn của DN này và cũng là ông chủ của một số DN khác trên lên trở thành tỷ phú thứ 2 trong lịch sử TTCK Việt Nam.

đại gia Việt, doanh nhân Việt, FinTech, doanh nhân trẻ, giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Việt, Trịnh Văn Quyết, tỷ phú USD, tỷ phú đô-la, tỷ phú Việt
Ông Trịnh Văn Quyết

Ông Quyết hiện nắm giữ gần 280 triệu cổ phiếu ROS, tương đương hơn 65% cổ phần DN này, trị giá 22,1 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 975 triệu USD).

Bên cạnh đó, ông Quyết còn nắm giữ hơn 93 triệu cổ phiếu FLC. Với mức giá đóng cửa ngày 27/10 ở mức 6.030 đồng/cp, ông Quyết có thêm gần 600 tỷ đồng (tương đương khoảng 26 triệu USD).

Như vậy, tính tổng giá trị tài sản của ông Quyết ở 2 mã cổ phiếu ROS và FLC, đại gia 41 tuổi này đã nắm giữ hơn 22,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,02 tỷ USD), trở thành người thứ 2 cán mốc hơn 1 tỷ USD và được ghi danh là tỷ phú đô-la chính thức thứ 2 tại Việt Nam.

Trong năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng trở thành doanh nhân đầu tiên lọt danh sách Forbes và trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Hiện tại, ông Vượng có tài sản trị giá hơn 30 ngàn tỷ đồng, gấp rưỡi ông Quyết và gấp 4 lần người đứng ở vị trí thứ 3.

Trước đó, từ đầu tháng 9/2016, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã thực sự xôn xao khi ông Trịnh Văn Quyết bất ngờ vọt lên trở thành đại gia giàu thứ 2 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK.

Ông Quyết - Chủ tịch FLC là người đã thâu tóm và đưa ROS từ một DN không mấy người biết đến trở thành một tên tuổi thu hút sự chú ý giới đầu tư chứng khoán. Với việc sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu ROS và chuỗi ngày tăng giá không ngừng của cổ phiếu này, không có gì khó hiểu khi ông Quyết vọt qua ông Trần Đình Long, chủ Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Ông Quyết được biết đến là một luật sư, khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên và được hưởng lợi rất nhiều từ những hiểu biết của mình trong quá trình tư vấn về đầu tư và sở hữu trí tuệ cho các DN cũng như những hiểu biết về TTCK. Sự giàu có của ông Quyết gắn liền với sự bùng nổ của thị trường BĐS và phát triển của TTCK.

H. Tú

Đình bản 3 tháng báo điện tử Tầm nhìn

- Chiều nay, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn ký quyết định về việc đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn.

>> Nhận diện nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục

Báo điện tử Tầm nhìn sẽ bị đình bản trong 3 tháng vì đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng báo tiếp tục vi phạm.

Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ TT&TT sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản báo điện tử tầm nhìn theo các quy định của pháp luật về báo chí.

Được biết, đây là tờ báo đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.

Bảo Anh

Tư lệnh Mỹ gặp Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam

- Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hôm qua đã bắt đầu chuyến thăm VN.

Ông đã gặp Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN, ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại TƯ Đảng và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung.

Tư lệnh Mỹ, Đô đốc Harry B. Harris, an ninh hàng hải

Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ

Đô đốc Harris đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ song phương và nâng cao khả năng và năng lực của VN, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh hàng hải và thực thi pháp luật.

Ông đề cao hoạt động hợp tác quân sự gần đây giữa Hoa Kỳ và VN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia.

Tư lệnh Mỹ nhấn mạnh hợp tác giữa hai nước trong việc tiếp tục xử lý các vấn đề chiến tranh để lại, trong đó có tìm kiếm quân nhân mất tích và nỗ lực giảm các mối đe dọa từ vật liệu chưa nổ.

Tiếp tục chuyến thăm, Đô đốc Harris sẽ tới TP.HCM, Đà Nẵng và khánh thành một cơ sở bảo dưỡng và nâng hạ tàu của Cảnh sát biển VN tại Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng với sự hợp tác của Hoa Kỳ.

Thái An

Các nước dùng tiền hối lộ bồi thường oan sai

- Các nước lập quỹ bồi thường oan sai, lấy từ các khoản thu do phạm tội mà có như hối lộ, buôn lậu, ma túy - Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình nêu.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Bồi thường kiểu gì cũng bị lênPlay

Phát biểu tại thảo luận tổ về dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước chiều nay, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đánh giá, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới thực hiện bồi thường.

Tuy nhiên chỉ riêng bồi thường trong tư pháp hình sự, oan sai khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Bồi thường kiểu gì cũng bị lên án

Chánh án TAND Tối cao cho biết, thời gian qua ông theo sát các vụ án oan của các ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm.

“Thực sự mà nói bồi thường kiểu gì cũng bị lên án”, ông Bình nhận xét.

Nguyễn Hoà Bình, oan sai, bồi thường oan sai, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Trần Văn Thêm

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng việc xác định bồi thường oan sai rất khó khăn

Theo ông, nếu bồi thường đúng quy định theo hướng dẫn Bộ Tài chính thì phải có chứng cứ, phải có giấy tờ xác nhận chi tiêu. Kê đúng vậy thì không được bao nhiêu, dư luận lại đặt câu hỏi mười mấy năm mà chỉ được ít, điển hình như vụ Huỳnh Văn Nén.

“Còn nếu đền bù quá nhiều thì sẽ lên án sao Nhà nước mất nhiều tiền thế, ví dụ như vụ ông Chấn”, ông Bình nêu.

Ông cho biết ngay cả khi ra toà cũng khó xử vì có những khoản không thể chứng cứ hoá được như danh dự, sức khoẻ, tinh thần...

Về trách nhiệm bồi thường, ông Bình đề nghị cần có trách nhiệm liên đới. Nếu ở cấp toà án, ngoài việc toà phải xin lỗi, bồi thường, kỷ luật thẩm phán, phải kỷ luật luôn cả điều tra viên và kiểm sát viên.

“Cả 3 đều phải có trách nhiệm bồi hoàn chứ không thể chuyển giai đoạn khác rồi thì vô can. Khi xét thưởng huân chương, chưa chắc ông toà, ông VKS được nhưng kỷ luật đến giai đoạn nào chỉ có 1 ông thì không công bằng”, ông Bình nói.

Ông Bình cho rằng, trong các vụ án oan của ông Chấn, ông Nén là lỗi tổng hợp, có lỗi của điều tra viên, kiểm sát viên, toà án. Giờ thu hồi, không thể nói mình toà án được.

Đề nghị lập quỹ bồi thường riêng

Dẫn lại hàng loạt vụ án thời gian qua, ông Bình cho biết cả diễn đàn QH và dư luận đều đặt ra câu chuyện rất nóng rằng phải lấy tiền thuế từ dân để bồi thường cho việc làm sai của một số người.

“Đây là câu chuyện rất nhức nhối. Nhưng thế giới đã giải được bài toán này rồi. Họ lập 1 quỹ riêng lấy nguồn từ tất cả các khoản thu do phạm tội mà có như hối lộ, buôn lậu, ma tuý, rửa tiền... mà không phải từ tiền thuế của dân”, ông Bình đề xuất.

Ông cũng kiến nghị không nên phân tầng các cơ quan bồi thường ở từng giai đoạn như hiện nay vì rất cồng kềnh, đẻ thêm biên chế.

“Các nước giao đầu mối Bộ Tư pháp. Có phải lúc nào cũng có oan sai đâu, như ở cấp toà án, 10 năm mới có ông Chấn, 17 năm mới có vụ ông Nén. Giờ lập ra một cơ quan ngồi chờ mười mấy năm không có việc thì nên cân nhắc”, ông Bình dẫn chứng.

Chánh án TAND Tối cao cho rằng nên quy về một đầu mối, giúp bộ máy chuyên nghiệp, đàm phán đúng luật, tránh tình trạng Cà Mau, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh... mỗi nơi đàm phán một kiểu theo nhận thức khiến mặt bằng khập khiễng, chỗ thấp, chỗ cao.

Ông cho rằng cần cân nhắc quy định trừ tiền lương của những người gây ra oan sai.

“Có những vụ án nhiều năm mới phát hiện ra, có thể khi đó họ đã nghỉ hưu hoặc đã mất. Giờ người ta trông vào lương hưu ba cọc ba đồng mà lại trừ 30-50 tháng lương, đến chỗ không còn gì để sống. Liệu làm vậy có sinh ra chuyện xã hội khác không?”, ông Bình đặt câu hỏi.

Thúy Hạnh

Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn

Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên hệ giáo dục thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh.

Học sinh cá biệt, phụ huynh chẳng khá hơn

Đối tượng vào học ở các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (viết tắt là GDTX, và nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) đa dạng. Họ khác nhau về hoàn cảnh, độ tuổi… nhưng có một điểm chung: sức học yếu.

giáo viên, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên

Một lớp học tại trung tâm giáo dục thường xuyên

(Ảnh từ Internet, chỉ mang tính minh họa)

Khác với trước đây, độ tuổi học sinh vào học bổ túc hiện giờ còn rất trẻ, vì thế nguyên nhân được chú ý nhiều nhất vẫn là: lười học. “Rớt sàng thì xuống nia”, GDTX là cánh cửa gần cuối đón các em được đi học như bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng ý thức được điều đó. Khi mà mục tiêu học tập của các em mập mờ thì việc tới các Trung tâm thường xuyên chưa hẳn đã là sự tự nguyện.

Nhiều em vì gia đình “ép” quá, mới phải nộp hồ sơ. Do vậy, ngay từ bước đầu đã thiếu đi tính tự giác trong học tập. Việc chốt danh sách đầu năm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường bao giờ cũng vì thế mà khó khăn. Sự vô tư, vô tâm của các em học sinh nhiều khi còn được thể hiện qua những câu hỏi ngô nghê: “Trung tâm GDTX có phải giống trung tâm cai nghiện không cô, vì em thấy đều có chữ trung tâm”!

Sự hồn nhiên, cười ra nước mắt ấy đã phản ảnh một điều: các em chưa hiểu gì, biết gì vì môi trường giáo dục mới cũng như nhận thức của các em về xung quanh còn rất nhiều hạn chế.

Việc giáo viên soạn giáo án một đường, dạy một nẻo không phải là chuyện hiếm gặp. Bởi sức học các em yếu, việc tiếp thu không phải vì thế mà đạt được mục tiêu của giáo viên đề ra, chưa kể vừa dạy vừa la, rồi lại phải dỗ (đúng nghĩa của từ dạy – dỗ).

Phương pháp đặc thù này xuất phát từ học lực yếu kéo theo hạnh kiểm, đạo đức không bằng mặt bằng chung. Không ít chuyện bi hài trong giờ học mà học sinh ngủ gật, làm việc riêng, thậm chí lấy kéo cắt tóc bạn… Đó là chưa kể những chuyện học sinh dọa đánh thầy cô… Việc giáo viên chủ nhiệm đi mấy quán interne, quán cafe, tìm học sinh là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Khổ nhất cho những giáo viên mới ra trường, nếu không “cứng” ngay từ đầu thì khó lòng dạy yên ở những tiết sau, và biện pháp là phải luôn cầu cứu giáo viên chủ nhiệm, ban giám thị…

Học sinh đã cá biệt, tiếp cận với một số phụ huynh cũng chẳng khả quan hơn. Việc giáo viên chủ nhiệm liên lạc và liên lạc được với phụ huynh cũng khá gian nan. Họ coi chuyện thông báo con em mình không đi học, hay bỏ tiết, gây gổ đánh nhau là chuyện “con nhà hàng xóm”.

Họ ậm ừ cho qua, phó thác cho các thầy cô uốn nắn, chỉ đến lúc cuối năm khi hay tin con mình bị thi lại, rèn luyện hè, hay đuổi học, lúc đó mới biết giáo viên chủ nhiệm tên gì.

Lần một, lần hai, thầy cô điện thoại được. Lần ba, lần bốn - chuông reo rồi tắt máy. Thì ra, biết số quen, nên tắt, thậm chí còn chặn số để khỏi bị “làm phiền”!

Chính vì đối tượng học sinh có tính chất đặc thù mà giáo viên dạy thường xuyên vẫn đùa vui với nhau “Có lẽ mình cũng đã, đang trở nên cá biệt!”.

Chưa kịp khai sinh đã khai tử

Trong những năm gần đây, việc tuyển sinh vào lớp mười ở các trường trung học phổ thông nói chung, vào các trung tâm GDTX nói riêng khá khó khăn.

Trừ những trường chuyên và những trường thuộc “top”, phần đông các trường vùng ven lớp học chỗ ngồi khá thừa thãi, nếu như không nói là chưa đủ. Phổ thông như vậy, nên mảng trung học thường xuyên càng lay lắt, hiếm hoi.

giáo viên, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên
Một lớp xóa mù chữ (Ảnh minh họa từ Internet)

Nhiều trung tâm tuyển sinh suốt cả mùa hè đến giữa tháng mười vẫn không quá mười hồ sơ. Và rồi, một cô, hai, ba trò cầm cự một vài tuần vẫn không khả thi hơn. Thế là khối, lớp chưa kịp “khai sinh” đã “khai tử”. Giáo viên thì hụt hẫng, mà học sinh thì lủi thủi đi về.

Tội nhất là những ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 26/3…, khi các hoạt động thao giảng được triển khai. Thế là lui tới cũng chừng ấy lớp, giáo viên thì đông, nhìn xuống dãy bàn học sinh trống hơ trống hoác, chưa kể các em còn đi chậm, hay chạy một mạch vào lớp trong sự ngơ ngác của người tham dự.

Phải vững vàng tâm lý lắm, người dạy mới lấy được sự hứng thú cho bản thân và cả lớp học.

Vì số lượng học sinh thiếu, nên dù các em có yếu thầy cô vẫn cố gắng dìu dắt suốt ba năm học, trong khi chỉ tiêu ở trên giao vẫn là…. thế này, thế kia! Nỗi niềm này nhiều người, nhiều đồng nghiệp phổ thông khó mà hiểu được!

Những định kiến

Hàng năm, cứ mỗi dịp thi, chấm thi tốt nghiệp, sở giáo dục vẫn điều động giáo viên từ các trung tâm GDTX. Vui đâu, “oai” đâu ít thấy, mà lại thấy tủi, thấy buồn.

Đành rằng được phân công ở bộ phận nào cũng được, nhưng hiếm khi giáo viên trung tâm được phân làm giám thị 1, mà loay hoay với giám thị 2 hay giám thị hành lang. Kể cả ban giám đốc cũng thường được giao làm phó ban hay thư kí hội đồng.

Nói như vậy có thể sẽ bị cho là tự suy diễn, thiển cận nhưng có lẽ cũng như con nhà nghèo, hay có tâm lý mặc cảm tự ti. Cùng một hội đồng chấm thi, lúc đầu cũng chuyện trò rôm rả, sau hỏi “Em dạy trường nào”, trả lời “Em dạy thường xuyên”, thế là câu chuyện bị đứt quãng mà thậm chí không có cả câu nói đuôi, như kiểu “Thế à”.

Lại có chuyện, hiệu trưởng của một trường phổ thông từng nói “Nhất quyết không tuyển giáo viên từ giáo dục thường xuyên”.

Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh. Hẳn không cường điệu khi không ít ý kiến cho rằng: Giáo viên thường xuyên chơi nhiều hơn dạy, có dạy thì cũng “khươi khươi”, dạy nhàn không, không có việc gì làm, con cháu đại gia mới vô mấy trường chơi nhiều hơn học thế…

Không biết con tiểu gia hay đại gia, chỉ biết rằng 100% giáo viên đều tốt nghiệp đại học chính quy, bằng giỏi, khá chiếm phần lớn. Chơi đâu không thấy, chỉ thấy suốt ngày trên đường: Sáng đi dạy ở trường, chiều đi vận động, tối đi xóa mù.

Dạy học sinh, ngoan, giỏi là mơ ước của biết bao người, nhưng không phải ai cũng may mắn đạt được điều đó. Chia sẻ buồn vui từ dạy bổ túc không nhằm mục đích kêu nghèo kể khổ, không để đòi quyền lợi hơn thua, vì dù gì chúng tôi cũng là người giáo.

Chúng tôi không sợ khó, không ngại khổ cũng như không dao động khi có ai đó nói rằng “Thật lãng phí khi đại học, thạc sĩ lại đi dạy xóa mù”. Vì đơn giản chúng tôi biết mình đang làm việc có ích cho xã hội. Nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, chúng tôi cần sự đồng cảm trân trọng từ xã hội, trong đó có những đồng nghiệp đang ở một môi trường tốt hơn.

Bởi lẽ, khi nhắc đên công lao của những người “trồng cây”, người ta hay nghĩ tới người trồng cây to, mà không nhớ đến người trồng cỏ. Bởi vì, cây to hay nhỏ thì đều tạo nên Rừng kia mà!

Hồ Thị Quỳnh Lâm

(Giáo viên Trung tâm giáo duc nghề nghiệp – GDTX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Cử nhân bỏ việc về làng khởi nghiệp với đất

- Tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh và đã vào làm việc tại Đài truyền hình VTC nhưng cuối cùng Nguyễn Đức Toàn vẫn quyết định bỏ công việc nhẹ nhàng, quay về làng khởi nghiệp với những hòn đất để giữ nghề truyền thống.

khởi nghiệp, cử nhân đại học, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp
Nguyễn Đức Toàn đã quyết định bỏ việc truyền hình vì những đam mê với nghề gốm truyền thống.

Tới nay, Toàn đã tự mở cho mình một xương sản xuất gốm riêng với 15 nhân công chuyên sản xuất sản phẩm gốm tâm linh với dòng men ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần qúy hiếm.

Sinh ra ở làng gốm Bát Tràng truyền thống, Toàn cho biết, hòn đất và ngọn lửa của nghề gốm đã gắn bó với mình từ khi còn rất nhỏ. “Cũng chẳng biết từ bao giờ, tình yêu với gồm sứ đã tồn tại trong mình, thôi thúc mình giữ gìn nghề gốm quý báu mà cha ông để lại”.

Là sinh viên Khoa Công nghệ điện ảnh truyền hình của Trường ĐH Sân khâu Điện ảnh Hà Nội, chàng trai mới 27 tuổi tốt nghiệp vào năm 2011. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Đài truyền hình VTC, Toàn quyết định quay về làng mở một xưởng gốm riêng.

Toàn kể, khi quay về Toàn mới bắt thực sự học nghề gốm. Người thầy của Toàn chính là nghệ nhân Trần Văn Độ, người nghệ nhân được mệnh danh là người giữ hồn gốm cổ của Bát Tràng.

Toàn cho biết, là một người trẻ mới theo học nghề gốm, chính nghệ nhân Trần Độ là người đã chỉ dạy cho mình rất nhiều về công nghệ sản xuất gốm sứ.

Ông cũng là người chỉ dạy cho tôi những bài men quý báu mà ông mất hàng chục năm để nghiên cứu” – Toàn kể.

Ngoài những kinh nghiệm về nghề, tôi còn học được ở ông đức tính cần cụ, chịu khó. Nhiều đêm ông thức trắng đêm để nghiên cứu, chế thử và tìm tòi những bài men từ lâu đã bị mai một

Hai dòng men độc đáo là dòng men ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần mà hiện Toàn đang theo đuổi để tạo nên các sản phẩm của mình chính là 2 trong số 73 bài men quý mà nghệ nhân Trần Văn Độ đã phục dựng.

Điều đặc biệt là, Toàn vừa là học trò yêu đồng thời cũng đồng thời là con rể của nghệ nhân Trần Văn Độ.

Toàn kể, vợ mình, Trần Thị Thu Hà cũng sinh năm 1989 vốn là bạn hồi cấp 3 với mình. Sau này khi bắt đầu quay về Bát Tràng học nghề gốm với nghệ nhân Trần Độ, Toàn gặp lại người bạn cùng lớp. Đôi bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu nhau rồi tiến đến hôn nhân sau đó.

Toàn cho biết, Hà ban đầu cũng làm công chức nhưng sau một thời gian vì cũng là người con làng gốm Bát Tràng, vì cũng là cái duyên với nghề gốm nên hai vợ chồng quyết định trở về làng khởi nghiệp với một xưởng sản xuất gốm sứ riêng.

Mong muốn của mình là gốm sứ Bát Tràng nói chung và dòng gốm của chúng tôi nói riêng được thị trường trong nước chấp nhận và tương lai sẽ vươn ra thị trường quốc tế” – Toàn nói.

khởi nghiệp, cử nhân đại học, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp
Toàn đang thực hiện một sản phẩm gốm tại xưởng sản xuất của mình. Ảnh: NVCC.

Toàn cho biết, hiện tại với 15 công nhân, xưởng gốm của mình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Công ty phục vụ theo hình thức đặt hàng là chính. Dù vậy, cho tới nay, Toàn cũng nhận được những đơn hàng trị giá lên cả tỷ đồng.

Tương lai mình cũng sẽ mở rộng sản xuát các mặt hàng gốm sứ trưng bày như bình, lọ cao cấp để hướng ra thị trường thế giới”.

Là một người trẻ song Toàn được công nhận là một người thợ giỏi và vững tay nghề. Toàn nhận được danh hiệu thợ giỏi trong hội nghệ nhân thợ giỏi thành phố Hà Nội. Mới đây, Toàn cũng là 1 trong 10 thợ trẻ, giỏi được Hội liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội vinh danh.

Toàn kể, tới nay, dù theo đuổi nghề gốm chưa lâu nhưng đã tạo được nhiều sản phẩm ưng ý. Trong số đó, sản phẩm Toàn ưng ý nhất chính là cặp lục bình Long Phụng có kích thước cao 1m30, đường kính 45cm được đắp nổi bằng tay hoàn toàn.

Thời gian để làm cặp lục bình này là 1 tháng. Tác phẩm đã đoạt giải nhì trong cuộc thi sản phẩm gốm đẹp được tổ chức tại Festival Huế năm 2016.

Tôi hỏi Toàn rằng, quyết định theo đuổi nghề gốm có lấy mất của em điều gì không? Toàn trả lời quả quyết rằng, những thanh niên mới khởi nghiệp như mình thì không vội đề cập đến chuyện được mất.

Cái cốt lõi là phải cùng nhau giữ được cái nghề mà cha ông ta để lại”.

Trong khi đó, Toàn cho rằng, nghề gốm đem lại cho mình nhiều thứ hơn. “Nhờ có nghề gốm mà những người con Bát Tràng như chúng tôi có thể phát triển kinh tế, xã hội cũng như tri thức. Ngoài ra, nghề gốm cũng giúp tôi thỏa sức sáng tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê với hòn đất”.

Có nhiều người cho rằng học đại học mới là con đường nhanh nhất để thành công nhưng theo mình thì suy nghĩ đó chỉ đúng một phận. Quan trọng là những người trẻ có quyết tâm để theo đuổi đam mê của mình hay không và có định hướng đúng về sở thích của mình hay không” – Toán nói.

Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng khi khởi nghiệp cần có những người bạn đồng hành, đồng nghiệp thực sự gắn bó với mình. Họ sẽ giúp cho mình rất nhiều trong công việc cũng như giải quyết được những khó khăn gặp phải”.

Lê Văn

Thua Nhật Bản, U19 Việt Nam đứng hạng 3 châu Á

- Thất bại trước ứng viên vô địch U19 Nhật Bản trong trận bán kết thứ 2, U19 Việt Nam đành chấp nhận với tấm huy chương đồng VCK U19 châu Á năm 2016.

Video bàn thắng U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

U19 Arab Saudi vào chung kết U19 châu Á sau màn rượt đuổi khó tin

Đối đầu với một đối thủ rất mạnh là U19 Nhật Bản rõ ràng sẽ rất khó khăn đối với thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn.

Và thực sự, những diễn biến trên sân đã cho thấy điều đó khi suốt 90 phút thi đấu U19 Việt Nam dù chơi khá nỗ lực nhưng không thể làm khó được đội bóng được coi như ứng viên của ngôi vô địch năm nay.

U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, kết quả U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam, U19 Nhật Bản, xem bóng đá trực tuyến, Video U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản
U19 Nhật Bản (áo trắng) quá mạnh so với U19 Việt Nam

Không những thế, các bàn thua sớm ngay đầu hiệp 1 khiến mọi kế hoạch của HLV Hoàng Anh Tuấn phá sản, để những phút còn lại của trận đấu U19 Việt Nam đã chơi vô cùng bế tắc trước đối thủ có đẳng cấp cao hơn.

Dù vậy, với chiến tích vào bán kết và đoạt vé dự VCK U20 Thế giới của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn cũng đủ làm nức lòng người hâm mộ sau giải đấu kỳ diệu trên đất Bahrain vừa qua.

Đội hình xuất phát:

U19 Việt Nam: Tiến Dũng, Việt Anh, Tấn Sinh, Trọng Đại, Văn Hậu, Minh Dĩ, Tiến Dụng, Văn Hào, Tấn Tài, Quang Hải, Trần Thành.

U19 Nhật Bản: Hirosue Riku, Achida Koki, Hatsuse Ryo, Naganuma Yoichi, Kishimoto Takeru, Nakamura Shunta, Iwata Tomoki, Ichimaru Mizuki, Endo Keita, Hara Teruki, Itakura Kou

Video bàn thắng U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Trước U19 Nhật Bản quá mạnh, U19 Việt Nam không thể tạo thêm bất ngờ khi thất bại với tỷ số 0-3, qua đó đành chấp nhận với tấm huy chương đồng VCK U19 châu Á năm 2016.

M.A (clip: Thiên Bình)

*Dưới đây là những diễn biến chính của trận đấu:

Không có bản sắc riêng, sao khiến người nước ngoài ‘ngả mũ’?

“Nhà hát lớn của bất kì thủ đô nào trên thế giới cũng đều mang tính biểu tượng cho nền văn hóa nước ấy, nhìn vào nó người ta thấy được chất lượng của nền văn hóa đó.” – Nghệ sĩ piano Châu Giang, hiện đang sinh sống và làm việc tại New York (Mỹ) chia sẻ.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có chủ trương tới đây, Nhà hát lớn Hà Nội sẽ đưa những tác phẩm sân khấu chất lượng cao vào biểu diễn thường xuyên. Theo bà, những tác phẩm như thế sẽ xứng đáng để đưa vào biểu diễn?

Nghệ sĩ Châu Giang: Cứ mỗi lần đi ngang qua nhà hát lớn Hà Nội, tôi lại liên tưởng đến nhà hát nổi tiếng ở New York, nơi tôi đã từng học tập và sinh sống từ năm 1994 đến nay. Nhà hát lớn của bất kì thủ đô nào trên thế giới đều mang tính biểu tượng cho nền văn hóa nước ấy, nhìn vào nó người ta thấy được chất lượng của nền văn hóa đó ra sao.

Nhà hát lớn là trung tâm đầu não về văn hóa của một quốc gia, là khán đài để trình diễn những gì tinh tế nhất, những gì chúng ta có thể hãnh diện nhất của dân tộc để thế giới phải ngưỡng mộ, tôn trọng và thưởng thức. Vì thế, theo tôi, những chương trình đưa vào đây cần phải đặc sắc, chất lượng cao, được tuyển chọn khắt khe và nghiêm ngặt.

Có như vậy, các nghệ sĩ và dàn nhạc nổi tiếng thế giới mới tôn trọng và khát khao được biểu diễn ở đây. Việt Nam cần tạo ra thương hiệu nhất định cho Nhà hát lớn Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng cao có thể hiểu là chương trình nghệ thuật có ngôn ngữ quốc tế, để những người không biết tiếng Việt vẫn có thể thưởng thức, như Opera nhạc kịch, nhạc giao hưởng. Ngoài ra là các chương trình mang tính đậm bản sắc dân tộc như tuồng, chèo, ca trù… Bởi vì nếu không phải là những tác phẩm phải khổ công luyện tập, chứa đựng nhiều mồ hôi nước mắt hoặc mang bản sắc văn hóa riêng, thì rất khó có thể khiến khán giả nước ngoài rung động, ngả mũ cúi chào.

giao hưởng, NewYork, giải trí, âm nhạc, nhà hát lớn, Nghệ sĩ Châu Giang
Nghệ sĩ Châu Giang trong một buổi biểu diễn tại Carnegie Hall, NewYork.

Tôi rất hiểu điều kiện hiện nay của chúng ta còn nhiều khó khăn, nên đôi khi còn xem nhẹ chất lượng của các chương trình nghệ thuật đưa vào để có thu nhập kịp thời. Tuy nhiên nếu làm vậy, tương lai chúng ta sẽ chịu thiệt hại.

Bà vừa nhắc đến New York, theo bà đâu là nguyên nhân chính giúp các trung tâm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng ở đây như Lincoln Center, Carnegie Hall… luôn thu hút đông đảo khán thính giả từ Mỹ và thế giới?

Tôi nghĩ rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất của thành phố New York đạt được là đã tạo ra các chương trình nghệ thuật đặc sắc với sức hấp dẫn vô cùng lớn mà không phải ở đâu cũng có. Hàng ngày thành phố này có hàng trăm, hàng ngàn chương trình biểu diễn lớn nhỏ, từ Lincoln Center, Carnegie Hall, cho đến các show ở Broadway; rồi trong tiệc của từng gia đình thượng lưu, chưa kể ở các trường và những trung tâm biểu diễn.

Văn hoá và nghệ thuật giao thoa và hỗ trợ cho các ngành nghề khác như thời trang, giao thông, nhà hàng, vì khi đó mọi người có ý thức ăn mặc để thể hiện thời trang và văn hoá của mình.

Trình độ thưởng thức nghệ thuật cao cấp phụ thuộc rất lớn vào phông nền văn hóa của người dân ở mỗi đất nước, thành phố… Vì thế để nhà hát sáng đèn bền vững, phải chăng còn phải tạo ra sự thay đổi từ thói quen của người nghe nữa?

Khi đánh giá sự phát triển và nền văn minh của một đất nước, người ta thường dựa vào sự phát triển của văn hoá nghệ thuật, dựa vào sự hiểu biết về thưởng thức nghệ thuật, dựa vào thẩm mỹ nghệ thuật của người dân, xu hướng ưa thích và am hiểu.

Để đạt được hình ảnh ấn tượng của một đất nước văn minh, sự phát triển văn hoá và nghệ thuật phải được trải qua một quá trình, nói đúng hơn là trải qua một thế hệ đào tạo với tầm nhìn chiến lược thông minh nhạy bén, năng động và đầy sáng tạo với qui mô lớn và đồng đều.

Nói đơn giản là các nước có truyền thống văn hoá lâu đời và cổ điển như Pháp, Ý, Anh, Áo, Nga… thì người dân có những thói quen nghe nhạc cổ điển và thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật kinh điển từ khi họ lọt lòng. Từ bé họ đã được giới thiệu và làm quen với nhạc cổ điển, nghe nhạc hàng ngày ở nhà, ở văn phòng, trên truyền hình, trên xe, siêu thị, thang máy… Bởi thế nó đã trở thành bữa ăn cho đôi tai của họ, khi thiếu vắng họ sẵn sàng đi tìm nó.

Như vậy với Việt Nam, việc đào tạo phải tiến hành với cả người biểu diễn lẫn khán giả nói riêng và người Việt nói chung, vì tất cả đều bắt đầu từ thói quen và nề nếp sống.

Sân khấu có sáng đèn đến mấy nhưng nếu không thu hút được nhiều người nghe và xem thì cũng thất bại. Theo bà làm thế nào để đông đảo được người dân đến Nhà hát lớn thưởng thức các chương trình nghệ thuật?

Bộ trưởng Bộ Văn hóa là người lái “đoàn tàu” văn hóa của đất nước, do đó phải có tầm nhìn quốc tế và chiến lược lâu dài. Tiếp đến, các nhà quản lý các đoàn nghệ thuật cũng cần phải phát hiện được thế mạnh của các nghệ sĩ và là người đánh giá nghệ thuật một cách khách quan, công bằng từng nghệ sĩ, đơn vị, và trân trọng sự cống hiến của họ.

Giới thiếu niên nhi đồng và học sinh toàn quốc nên được giới thiệu và làm quen với nhạc cổ điển từ bé. Nhiều nhà phân tích tâm lý học đã chứng minh nhạc cổ điển có tác dụng rất tốt cho sự phát triển trí óc và tư duy, mang đến cho người nghe nhiều mơ ước tốt đẹp và đặc biệt là giúp trẻ em phát triển toán học.

Nhà hát lớn nên có sự ưu tiên cho các chương trình nhạc cổ điển của Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện TP. HCM và các trường cao đẳng nghệ thuật… vì những nơi này tụ hội rất nhiều nghệ sĩ nhạc cổ điển và dân tộc có trình độ hàng đầu của quốc gia. Đồng thời, chúng ta cũng nên mời các nghệ sĩ và dàn nhạc nổi tiếng các nước đến Việt Nam biểu diễn.

Dần dần, các chương trình âm nhạc cổ điển của ta cần có chất lượng ngang ngửa với những nơi như Carnegie Hall và Lincoln Center của New York. Họ chơi những tác phẩm giao hưởng nào thì chúng ta cũng chơi những tác phẩm tương tự. Tất nhiên, để đạt được điều này, các nghệ sĩ cần lao động cống hiến miệt mài và vất vả hơn rất nhiều. Truyền thông cũng nên tôn vinh xứng đáng những sự cống hiến đó.

Ngoài ra, cần có một hội đồng quốc gia/quốc tế để thẩm định các chương trình có tầm cỡ quốc tế.

Tôi nghĩ rằng điều gì chúng ta cũng có thể làm được nếu quyết tâm đồng lòng và đoàn kết. Mơ ước của tôi là rồi đây Nhà hát lớn lúc nào cũng nhộn nhịp các chương trình nghệ thuật đặc sắc, những người cầm chiếc vé vào đó sẽ thấy hãnh diện và tự hào như khi vào nhà hát Carnegie.

Xin cảm ơn bà đã chia sẻ.

Lan Anh thực hiện

Huyện nghèo xin làm đường 300 tỷ xuyên khu bảo tồn

- Con đường 19km nối từ trung tâm thị trấn Ba Chẽ đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn mới thiết kế đã nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Lý giải việc làm thêm con đường 19km nối từ trung tâm thị trấn Ba Chẽ đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, ông Khiếu Anh Tú (Giám đốc ban quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ) cho biết, vì thiếu đường và các con đường khác xuống cấp.

Từ trung tâm thị trấn Ba Chẽ có 3 con đường đi sang các huyện lân cận được làm cách đây không lâu, việc làm thêm con đường 19km với kinh phí 300 tỷ này sẽ rút ngắn khoảng cách từ trung tâm huyện tới TP Hạ Long 30km.

Theo bản vẽ thiết kế thì con đường độc đạo này đi thẳng qua khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Đồng Sơn – Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh).

làm đường, làm đường trăm tỷ, làm đường xuyên khu bảo tồn, Quảng Ninh

Ông Khiếu Anh Tú cho biết huyện Ba Chẽ đề xuất xây dựng đường trăm tỷ.

Nếu con đường được thi công thì sẽ chia đôi khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, tác động đến cảnh quan thiên nhiên vốn có?. Ông Tú xác nhận, con đường này sẽ đi qua 5,13 km đường và chiếm dụng 15,7 ha rừng của khu bảo tồn thuộc công ty TNHH MTV lâm nghệp Hoành Bồ quản lý.

Vẫn theo ông Tú, đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc có phương án nắn con đường này đi ra ngoài khu bảo tồn nhưng sẽ dài hơn 2,5km so với ban đầu và vốn đầu tư sẽ tăng lên 45 tỷ đồng….

Chưa hết, theo bản vẽ thiết kế ông Tú đưa ra thì con đường trăm tỷ này còn đi qua thượng nguồn của hồ nước sạch Cao Vân. Hồ nước này là hồ duy nhất cấp nước sạch cho hơn nửa triệu dân của TP Cẩm Phả và một phần TP Hạ Long.

Hồ nước sạch Cao Vân thuộc xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ mỗi ngày cung cấp 90.000 mét khối. Về vấn đề này ông Tú thừa nhận, khi đề xuất xây dựng con đường trăm tỷ phía ban quản lý dự án chưa đánh giá tác động môi trường.

Ba Chẽ là huyện nghèo thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, đa số là dân tộc thiểu số với hơn 50% là hộ nghèo. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng lâm nghiệp.

Năm 2010, huyện Ba Chẽ trình UBND tỉnh Quảng Ninh dự án đường Ba Chẽ - Hạ Long với tổng kinh phí 230 tỷ đồng.

làm đường, làm đường trăm tỷ, làm đường xuyên khu bảo tồn, Quảng Ninh

Con đường trăm tỷ này sẽ xuyên qua khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và thượng nguồn hồ nước sạch Cao Vân.

Đến năm 2015, phía huyện Ba Chẽ lại đề xuất báo cáo làm đường với chi phí đội lên 420 tỷ đồng nhưng UBND tỉnh rút xuống còn 306 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 255 tỷ đồng còn lại là ngân sách huyện. Đến nay, mới có 30 tỷ đồng được giải ngân.

Con đường trăm tỷ được thiết kế độ rộng mặt đường 5,50 mét, với vận tốc thiết kế 40km/h. Như vậy, đây sẽ là con đường với số kinh phí đầu tư cao nhất từ trước đến nay của huyện nghèo Ba Chẽ.

Phạm Công

U19 Việt Nam: Hãy cảm ơn, vì đã thất bại

- Thất bại với tỉ số đậm 0-3 trước U19 Nhật Bản và dừng bước hành trình kỳ diệu của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn không phải là điều quá bất ngờ. Thậm chí, trận thua này còn tốt cho U19 Việt Nam trong tương lai.

Video bàn thắng U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

1. Trước trận đấu, với màn thể hiện trước đó tại vòng bảng, rồi chiến thắng quả cảm ở vòng tứ kết nhiều người đã rất hy vọng U19 Việt Nam làm thêm điều thần kỳ trước U19 Nhật Bản.

Hy vọng ấy là có cơ sở chứ không đơn thuần là một sự mộng mơ thiếu thực tế nào đó, bởi những gì mà thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn trình diễn trước đó là quá xuất sắc.

U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, kết quả U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam, U19 Nhật Bản, Video U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản
U19 Nhật Bản (áp trắng) quá mạnh so với U19 Việt Nam

Tuy nhiên, những hy vọng và kỳ vọng từ người hâm mộ lẫn toàn đội U19 Việt Nam đã không thể thành hiện thực bởi U19 Nhật Bản quá mạnh, và họ ở một đẳng cấp khác so với đội bóng áo đỏ.

Thất bại 0-3 là một tỉ số đậm, nhưng cũng rất bình thường bởi như đã nói U19 Nhật Bản ở một "trình" rất khác so với CHDCND Triều Tiên, hay Bahrain - những bại tướng của thầy trò Hoàng Anh Tuấn.

2. Nhìn tổng quan lại màn thể hiện của U19 Việt Nam trong trận bán kết trước U19 Nhật Bản là không tồi. Nhưng lại không xuất sắc như những gì thể hiện trước đó.

Các bàn thua sớm trong hiệp 1 đã khiến con tàu của thuyền trưởng họ Hoàng đã không thể đi theo hải trình mà mình định sẵn, để rồi cuốn theo lối đá của U19 Nhật Bản.

Tâm lý thua sớm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lối chơi của các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn. Gần như không có bất cứ pha bóng nào thực sự nguy hiểm về phía khung thành của đối thủ đã cho thấy điều này.

Nếu như không bị dẫn bàn sớm từ những tình huống cố định, liệu U19 Việt Nam sẽ thế nào? Vẫn thua, nhưng chắc chắn màn trình diễn cũng khác đi rất nhiều thay vì đá co cụm và bất lực đến như vậy.

U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, kết quả U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam, U19 Nhật Bản, Video U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản
U19 Việt Nam (áo đỏ) hướng tới giải U20 Thế giới vào năm sau tại Hàn Quốc

3. Thực tế, trận thua 0-3 không có gì đáng buồn hay hổ thẹn, trái lại nên vui vì...thất bại đậm đà đó. Bởi đơn giản, dù vào bán kết giải châu lục nhưng trình độ của U19 Việt Nam vẫn chưa chạm tới tầm của Nhật Bản hay những nền bóng đá cao hơn.

Để đạt đến đẳng cấp nào đó, bất luận thế nào cũng cần một quá trình dài hơi từ cả nền bóng đá chứ không phải ở một giải đấu, hay đôi ba năm từ một lứa cầu thủ.

Một trận thua để kéo đôi chân các cầu thủ về lại mặt đất, kéo những người làm bóng đá đang háo hức với chiến tích từ U19 trở về với hiện tại.

Và một trận thua với U19 Việt Nam vào lúc này là quá tốt để biết mình đang ở đâu trên bản đồ bóng đá châu lục hòng chuẩn bị cho giải U20 Thế giới vào năm tới một cách kỹ lưỡng nhất có thể. Thế mới nói, cần cảm ơn trận thua này là vì vậy.

Duy Nguyễn

Video bàn thắng U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Trước U19 Nhật Bản quá mạnh, U19 Việt Nam không thể tạo thêm bất ngờ khi thất bại với tỷ số 0-3, qua đó đành chấp nhận với tấm huy chương đồng VCK U19 châu Á năm 2016.

Thua Nhật Bản, U19 Việt Nam đứng hạng 3 châu Á

Thất bại trước U19 Nhật Bản trong trận bán kết đêm 27/10, U19 Việt Nam đành chấp nhận với tấm huy chương Đồng U19 châu Á 2016.

HLV Hoàng Anh Tuấn: "U19 Việt Nam không có gì để mất ở World Cup"

Trước đối thủ hàng đầu châu lục như Nhật Bản, U19 Việt Nam dù đã chơi rất cố gắng nhưng đã không thể tạo nên bất ngờ, qua đó chính thức khép lại hành trình của mình tại sân chơi châu lục.

2017: Thuế hạ sâu, thời ôtô giảm giá đã đến?

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là bước sang năm 2017, thời điểm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống còn 30%. Nhiều người đang kỳ vọng giá xe sẽ rẻ, nhưng điều này liệu có xảy ra?

Có nên vay ngân hàng mua xe ô tô hay không?
Ô tô nóng cuối năm: Hàng nhiều, giá tăng
Thuế tăng, ô tô cũ nhập khẩu đắt hơn cả ô tô mới

Trên tính toán giá xe sẽ giảm

Theo tính toán của các doanh nghiệp, với mức thuế giảm còn như trên, chi phí cho mỗi chiếc xe về Việt Nam sẽ giảm từ 500-1.000 USD, tùy loại. Về nguyên tắc, khi chi phí giảm thì giá xe sẽ giảm theo.

Vì vậy, khách hàng đang kỳ vọng, từ 1/1/2017, nhiều mẫu xe nhập khẩu sẽ giảm giá bán, nhất là những mẫu xe nhỏ.

Theo ý kiến từ giới chuyên môn, khi đó, giá xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN gần ngang bằng giá xe lắp ráp trong nước. Sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá này buộc nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước cũng phải hạ giá theo, hoặc phải đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

ô tô nhập khẩu, thuế nhập khẩu ô tô, thuế tiêu thụ đặc biệt, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, kinh doanh ô tô, sản xuất lắp ráp ô tô, doanh nghiệp ô tô, giảm giá ô tô, ô tô giá rẻ

Đến 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống còn 0% (ảnh Lê Anh Dũng).

Do thuế giảm nên việc lắp ráp xe bắt đầu mất lợi thế, sẽ có những mẫu xe chuyển sang nhập khẩu. Chẳng hạn, Toyota Việt Nam đã quyết định sẽ chuyển sang nhập mẫu Fortuner về phân phối thay vì lắp ráp trong nước từ đầu năm tới.

Một số doanh nghiệp cho biết, năm 2017 là bước đệm quan trọng để thăm dò thị trường với các sản phẩm mới nhập khẩu nguyên chiếc, chuẩn bị cho giai đoạn từ 2018 trở đi, khi thuế giảm sâu.

Đến thời điểm 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống còn 0%. Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe từ 1.5L trở xuống giảm từ mức 40% hiện nay xuống còn 35% và xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.0L được giảm từ mức 45% hiện nay xuống còn 40%, thì giá xe trong phân khúc này sẽ giảm mạnh.

Các tính toán cho thấy, giá ô tô dung tích xi lanh dưới 2.0L nhập khẩu từ ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 25-40%, tùy loại.

Với diễn biến này, các doanh nghiệp tính toán sẽ tập trung nhiều vào phân khúc xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống. Họ phải đổi mới không ngừng, để đáp ứng nhu cầu tốt hơn của khách hàng và giữ vững thị phần. Điều này sẽ làm cho thị trường ô tô sôi động và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Sự thực giá xe khó giảm

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, giá xe chỉ giảm nếu các doanh nghiệp được tự do nhập khẩu. Hiện nay, mặc dù Thông tư 20 của Bộ Công Thương đã hết hiệu lực, nhưng các cơ quan chức năng vẫn duy trì quy định, chỉ những đơn vị có giấy ủy quyền chính hãng mới được nhập khẩu ô tô.

Nếu quy định này được bãi bỏ, các doanh nghiệp được tự do nhập khẩu ô tô, thì xe nhập tràn về sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với xe trong nước, giá giảm là điều chắc chắn, thị trường ô tô rất sôi động.

ô tô nhập khẩu, thuế nhập khẩu ô tô, thuế tiêu thụ đặc biệt, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, kinh doanh ô tô, sản xuất lắp ráp ô tô, doanh nghiệp ô tô, giảm giá ô tô, ô tô giá rẻ

Giá xe khó có điều kiện để giảm và ước mơ về xe giá rẻ vẫn xa tầm với của người Việt (ảnh Lê Anh Dũng).

Nếu không được tự do nhập khẩu ô tô, vẫn chỉ có các doanh nghiệp chính hãng mới được nhập xe như hiện nay, thị trường sẽ khó thay đổi. Việt Nam đang nhập chủ yếu là xe bán tải từ khu vực ASEAN, với những dòng xe khác rất ít.

Lý do là các doanh nghiệp ô tô FDI tại Việt Nam vừa lắp ráp xe lại vừa được độc quyền nhập khẩu các thương hiệu của chính mình. Lắp ráp trong nước hiện đem lại lợi nhuận cao, vì vậy, việc không nhập khẩu xe giá rẻ về phân phối là điều dễ hiểu. Chỉ có một số ít dòng xe hiện có doanh số bán thấp, ít người sử dụng, các DN ô tô mới quyết định nhập khẩu.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất lên các cơ quan chức năng, đề nghị sửa Luật Đầu tư, đưa kinh doanh ô tô thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện để áp đặt các quy định với những DN nào muốn tham gia kinh doanh ô tô.

Bên cạnh đó, còn có ý kiến đề xuất, chỉ nên đưa kinh doanh ô tô nhập khẩu và phân phối ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để bảo vệ sản xuất trong nước.

Nếu đã trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện chắc chắn xe nhập khẩu sẽ phải chịu những điều kiện kinh doanh ngặt nghèo.

Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An, cho biết, khi đó, chỉ cần đưa ra những quy định như muốn nhập khẩu xe ô tô phải xây dựng showroom, phải có trạm bảo hành sửa chữa, đạt tiêu chuẩn quốc tế,... thì không một doanh nghiệp nhỏ và vừa nào đáp ứng nổi. Thị trường ô tô vẫn sẽ thuộc về một số doanh nghiệp có mối quan hệ với chính hãng.

Ngoài ra, nhiều cơ quan đã có đề xuất cần có chính sách phù hợp để bảo vệ các công ty sản xuất tại Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao hội nhập ASEAN (AFTA). Vì thế, phải áp dụng chính sách kiểm soát nghiêm ngặt và minh bạch trong việc nhập khẩu xe nguyên chiếc; thẩm định giá kê khai của các xe ô tô nhập khẩu.

Các ý kiến này cho rằng giá tính thuế với nhiều mẫu xe nhập khẩu hiện vẫn còn thấp và cần được nâng lên hơn nữa. Điều này không vi phạm quy định về phân biệt đối xử trong các cam kết thương mại.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu giá tính thuế được nâng lên thêm 1.000 USD, thì giá thành xe sau khi nộp đầy đủ các loại thuế, sẽ tăng thêm 2.000 USD. Như vậy, giá xe khó có điều kiện để giảm và ước mơ về xe giá rẻ vẫn xa tầm với của người Việt.

Trần Thủy

Nhận diện nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục

Kỳ 2 của bài viết phân tích rõ xu hướng hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận người làm báo; Sự thiếu trách nhiệm, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của một số cơ quan chủ quản báo chí.

Kỳ 1:Nhận diện nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục

5. Xu hướng hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận người làm báo

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí trước hết bắt đầu từ người làm báo.

Nếu mỗi người làm báo nhận thức nghiêm túc về vai trò xã hội, trách nhiệm với bạn đọc, ý nghĩa tích cực của báo chí với sự phát triển xã hội và con người,… thì sẽ tự ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

báo chí, Bộ trưởngTrương Minh Tuấn
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn

Đáng tiếc một bộ phận người làm báo ít quan tâm vấn đề này, khi mà các sự, vụ liên quan hành vi tiêu cực của người làm báo có xu hướng tăng lên? Lạm dụng vai trò báo chí, tự cấp tư cách “đứng trên luật pháp”, có người làm báo lấy nghề nghiệp làm công cụ trục lợi như: gây sức ép lên lãnh đạo đơn vị sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp để tống tiền, ký hợp đồng quảng cáo; hoặc chạy theo tin tức, sự kiện giật gân mà bất chấp sự thật, bất chấp pháp luật, bất chấp tính nhân văn của báo chí...

Phê phán cái xấu, chỉ rõ bản chất cái xấu là cần thiết, song một số người làm báo dường như có xu hướng khoét sâu, phóng đại hiện tượng tiêu cực; trong khi các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí tập trung công kích nhằm làm mất uy tín các cơ quan chức năng (công an, tòa án), một số người làm báo cũng lại hùa theo soi mói, công kích, thậm chí bịa đặt, “giăng bẫy” người thi hành công vụ...

Hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp, một số nhà báo đã vô tình (hay cố tình?) tác động xấu đến xã hội, làm người đọc hoang mang, suy giảm niềm tin vào chính quyền…

6. Sự thiếu trách nhiệm, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của một số cơ quan chủ quản báo chí

Những năm gần đây, tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát, kiểm tra của cơ quan chủ quản, tự coi “vô can” trước sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền đang khá phổ biến.

Không ít cơ quan chủ quản (nhất là một số tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp) buông lỏng vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, quản lý theo quy định đối với cơ quan báo chí thuộc quyền; có cơ quan chủ quản sau khi xin giấy phép thành lập cơ quan báo chí là “khoán trắng” cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định hoạt động; dẫn tới tình trạng có cơ quan báo chí không chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản.

Một số cơ quan chủ quản thiếu quan tâm, hỗ trợ cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn, thậm chí yêu cầu cơ quan báo chí thuộc quyền đóng góp kinh phí hoạt động, lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan báo chí. Một số trường hợp, việc xử lý sai phạm, vụ việc tiêu cực trong cơ quan báo chí không nghiêm khắc, hoặc không giải quyết dứt điểm, thiếu kịp thời, thậm chí có biểu hiện bao che người đứng đầu cơ quan báo chí, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tác động tiêu cực tới tư tưởng cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Có người đứng đầu cơ quan báo chí mất uy tín, nhưng cơ quan chủ quản không có phương án thay thế, khiến nội bộ cơ quan mất đoàn kết kéo dài. Lãnh đạo một số cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và phóng viên, biên tập viên của cơ quan thuộc quyền...

Trên đây là một số khái quát bước đầu để góp phần nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí. Trên thực tế, những sự kiện, hiện tượng liên quan diễn ra rất phức tạp, đan xen nhau, có thể là vô tình và có thể là cố tình, nên khó nhận diện, khó định tính, định lượng… Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các giải pháp cơ bản để đối phó nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và trong xã hội nói chung, cần chú ý các giải pháp để lành mạnh hóa hoạt động báo chí:

1. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí cần đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng đối với đảng viên hoạt động trong lĩnh vực báo chí:

- Phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, không hề có mâu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí. Các vấn đề này được bảo đảm bằng Hiến pháp và hệ thống luật pháp của Nhà nước.

- Trên cơ sở Luật Báo chí (năm 2016), cần rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan hoạt động báo chí để bổ sung, hoàn thiện kịp thời theo hướng: luật pháp bảo vệ việc hành nghề của người làm báo với tư cách là nghề nghiệp xã hội đặc thù, nhưng luật pháp không tạo ra đặc quyền cho người làm báo, người làm báo bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân khác.

- Đảng viên hoạt động trên lĩnh vực báo chí phải chấp hành Điều lệ Đảng, chấp hành các Nghị quyết của Đảng, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên theo hệ thống tổ chức của Đảng. Cần xác định việc chỉ đạo, định hướng của cơ quan, tổ chức Đảng cấp trên với tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên tại các cơ quan báo chí hoàn toàn không mâu thuẫn với quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, không để đảng viên có chức vụ trong cơ quan Đảng và Nhà nước, kể cả người có chức vụ cao nhưng không được phân công lãnh đạo, quản lý báo chí và truyền thông, sử dụng chức vụ của mình can thiệp hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động báo chí. Bởi chính hành động can thiệp, gây ảnh hưởng rất vô nguyên tắc này là vi phạm quyền tự do báo chí, vi phạm nguyên tắc Đảng.

- Rà soát lại chất lượng đảng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí, kiên quyết loại bỏ những phần tử có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ra khỏi chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí.

2. Rà soát lại toàn bộ danh mục các lĩnh vực thuộc bí mật Đảng và Nhà nước. Danh mục này nhất thiết phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng luật. Ngoài danh mục này, mọi vấn đề khác của quốc gia cần được bảo đảm để người làm báo và người dân tiếp cận dễ dàng.

Các thông tin tiêu cực liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được báo chí điều tra phát hiện, nếu không thuộc danh mục “Mật”, không ai được quyền ngăn cản đưa lên báo chí. Cơ quan báo chí và người làm báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc công bố các thông tin đó, nếu xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy mức độ sai phạm đều phải bị xử lý và bồi thường đúng pháp luật.

Làm nghiêm túc việc này sẽ trực tiếp chống lại, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam bưng bít thông tin, xâm phạm quyền tự do báo chí.

3. Đổi mới việc đào tạo nghề báo trong nước, từ giáo trình, đội ngũ giảng viên đến phương pháp giảng dạy, bảo đảm cho người làm báo có đủ tri thức chuyên ngành và trình độ tác nghiệp báo chí hiện đại.

Người làm báo trước hết phải có trình độ chuyên môn (của một hoặc một số lĩnh vực họ tiếp cận), có bản lĩnh và trình độ chính trị; vì nếu chỉ có trình độ chuyên môn thì không thể có tác phẩm báo chí có giá trị. Do đó, cần khuyến khích tuyển sinh vào đại học báo chí những người đã có một bằng đại học trên lĩnh vực khác. Trừ giảng viên các môn học khác, giảng viên về nghiệp vụ báo chí tại trường đại học báo chí hoặc khoa báo chí thuộc trường đại học, nhất thiết phải là người đã thông qua hoạt động báo chí và đã có những tác phẩm báo chí có giá trị.

4. Cơ quan chủ quản báo chí cần rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí, từ đó khẩn trương xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp lại cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí thuộc cơ quan, đơn vị, ngành theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, để báo chí thật sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, diễn đàn tin cậy của nhân dân. Cần kiên quyết xử lý, thu gọn báo, tạp chí, ấn phẩm phụ, chương trình giải trí, trang thông tin điện tử,... hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, sai phạm kéo dài...

5. Điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Báo chí (năm 2016) khẳng định Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ: “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, điều này cho thấy, đạo đức nghề nghiệp người làm báo là vấn đề luật định, không phân biệt người có Thẻ Nhà báo hay không. Do đó, việc Hội Nhà báo Việt Nam ban hành, hướng dẫn hội viên thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là hết sức cần thiết, với trường hợp cụ thể, vi phạm quy định này phải được xử lý trên cơ sở pháp luật.

6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền; coi trọng xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt, đề cao vai trò, trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí; đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, và chức năng, nhiệm vụ của người làm báo; chú trọng quy định tại Điều 15 Luật Báo chí: “Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí”, “Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí… liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc”.

Trương Minh Tuấn

(Theo Nhân dân)

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Triều Tiên lộ tàu ngầm siêu khủng?

Hình ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy, Triều Tiên đang đóng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay.

Campuchia sẽ là cường quốc ở Đông Nam Á?
'Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn'
Pakistan một tuần rơi 3 máy bay quân sự mua của TQ
EU có nguy cơ sụp đổ?

Tờ Daily Star đưa tin, hình ảnh chụp từ vệ tinh phát hiện một cấu trúc hình trụ có chiều rộng 10m, được cho là bộ phận trong thân tàu ngầm, tại xưởng đóng tàu Nam Sinpo tại Triều Tiên.

Triều Tiên, tàu ngầm Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên đang đóng tàu ngầm lớn nhất từ trước tới nay.

Chiếc tàu ngầm đang trong quá trình sản xuất này có kích cỡ lớn gấp đôi so với tàu ngầm hạt nhân lớp Gorae.

Tháng trước, một nguồn tin vượt biên từ Triều Tiên cho hay, Bình Nhưỡng đang đóng một tàu ngầm cỡ lớn, tải trọng tới 3.000 tấn.

Triều Tiên, tàu ngầm Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên

Triều Tiên phóng thử tên lửa từ tàu ngầm hồi cuối tháng Tám vừa qua.

Chuyên trang về Triều Tiên - 38 North cho hay: “Hình ảnh vệ tinh cho thấy chương trình đóng tàu đang thực hiện tại Xưởng đóng tàu Nam Sinpo của Triều Tiên – nhiều khả năng là một chiếc tàu ngầm mới.

Dù hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy chương trình này nhằm phục vụ cho việc chuyên chở tên lửa đạn đạo đang thực hiện, song sự hiện diện của một thân trụ có đường kính gần 10m có thể được dùng để làm hệ thống gá lắp cho xây dựng, hoặc bộ phận trong thân tàu ngầm mới”.

Triều Tiên, tàu ngầm Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên đang đóng tàu ngầm lớn nhất từ trước tới nay.

Trong ảnh cũng cho thấy nhiều nhóm công nhân đông đảo xuất hiện ở hai khu vực tại xưởng đóng tàu, các bộ phận đang đóng dở chừng và những bộ phận đã hoàn tất.

Tại xưởng đóng tàu này, Triều Tiên cũng đang tiến hành lắp ráp các tàu ngầm lớp Sinpo và lớp Gorae.

Cuối tháng Tám vừa qua, Triều Tiên đã thử tên lửa mới (không có đạn) phóng từ tàu ngầm, có thể tăng tầm bắn của tên lửa thêm 300km nữa qua vùng biển Nhật Bản.

Triều Tiên, tàu ngầm Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát trên tàu ngầm Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xác nhận đây là một vụ tấn công giả định trong tình huống tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm vào cầu cảng và sân bay, sử dụng tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân.

Nếu phát triển hoàn thiện thì tiềm lực tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên có thể là mối đe dọa thực sự tới nhiều quốc gia.

Lê Thu

Kim Jong Un sắp có 20 quả bom hạt nhân?

Báo cáo mới đây cho rằng Triều Tiên đã tăng lượng uranium làm giàu và có thể có đủ nguyên liệu để sản xuất 20 quả bom cho tới cuối năm nay.

Hơn chục vạn thanh niên reo hò đón Kim Jong Un

Tại sân vận động Rungrado mùng 1 tháng 5, khoảng 150.000 thanh thiếu niên Triều Tiên dự mít tinh đã vẫy đuốc và reo hò khi ông Kim Jong Un bước vào.

Kim Jong Un dọa trả đũa Mỹ, Hàn bằng hạt nhân

Ngay khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung ngày 22/8, Triều Tiên cảnh báo trả đũa bằng hạt nhân.

TP.HCM lấy ý kiến chuyên gia giải quyết dạy thêm

- Sáng nay, 4/10, UBND thành phố có buổi làm việc với các chuyên gia giáo dục nhằm lấy ý kiến góp ý về dạy thêm học thêm.

Việc cấm dạy thêm trong nhà trường của TP.HCM thời gian qua đã vấp phải ý kiến phản đối của dư luận. Việc lấy ý kiến chuyên gia về việc dạy thêm nhằm tìm giải pháp hợp tình, hợp lý để giải quyết vấn đề này.

Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, thành phố tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về việc giải quyết vấn đề dạy thêm, học thêm. Về phía Sở, trước đó, đã có ý kiến trình UBND thành phố về việc này. Do đó trong cuộc họp này chúng tôi chỉ lắng nghe ý kiến từ nhiều chuyên gia. Hi vọng những ý kiến hợp tình, hợp lý được thành phố ghi nhận, và có biện pháp giải quyết.

Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố, ông Võ Văn Hoan, chánh văn phòng UBND thành phố cũng khẳng định, chỉ đạo cấm dạy thêm học thêm của lãnh đạo thành phố là không sai, nhưng do chưa lường trước được hết những bức xúc trong xã hội nên đã làm quá nhanh và mạnh, ảnh hưởng rất nhiều vấn đề khác. Đây là một kinh nghiệm cho thành phố trong xử lý một vấn đề có tác động lớn trong xã hội.

Tuy nhiên, do tình trạng dạy thêm bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết như không công bằng cho các em học sinh, ép học sinh đi học thêm quá nhiều do áp lực từ giáo viên và phụ huynh; nhiều cơ sở dạy thêm đầu tư không đến nơi đến chốn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí cao...

Do đó, TP.HCM chủ trương cấm dạy thêm học thêm tràn lan tiêu cực, chấm dứt tình trạng phải học thêm mới được điểm tốt, không học thêm thì bị o ép. Đồng thời, việc triển khai có lộ trình, dựa trên tình hình thực tế của từng trường.

Lê Huyền

Cán bộ tiếp dân bị chém vào đầu, dọa giết

- Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, tình trạng công dân khiếu kiện tại trụ sở Tiếp công dân TƯ có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sáng nay tại phiên họp UBTVQH, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016 có xu hướng giảm so với năm 2015.

khiếu nại tố cáo, cán bộ tiếp dân, bị đe dọa

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, tình hình khiếu kiện của công dân vẫn diễn ra phức tạp tại khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung, miền Nam - nhất là sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.

Đặc biệt, tình trạng công dân khiếu kiện tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

"Đã xảy ra nhiều vụ việc công dân xô xát, đánh và đe dọa cán bộ tiếp công dân, khi được lực lượng chức năng nhắc nhở, tuyên truyền và vận động thì có thái độ bức xúc, thậm chí có hành vi chống đối, tấn công lực lượng bảo vệ", Tổng Thanh tra cho hay.

Ông dẫn dụ: công dân tỉnh Thanh Hóa chém vào đầu cán bộ của Ban; công dân tỉnh Nam Định đấm vào mặt Phó Vụ trưởng, Ban Nội chính TƯ; công dân Nghệ An, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đắk Lắk đe dọa giết Phó trưởng phòng Tiếp dân 1...

Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị báo cáo của Chính phủ cần tập trung phân tích, đánh giá sâu hơn nữa về nguyên nhân của tình trạng công dân khiếu kiện tại trụ sở tiếp công dân TƯ có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Chính phủ cần đánh giá cụ thể về chất lượng, hiệu quả, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc tổ chức tiếp công dân, việc tổ chức đối thoại trong tiếp công dân và gắn việc tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời cần nêu rõ, đích danh người đứng đầu các ngành, các cấp không trực tiếp tiếp công dân và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người không thực hiện việc tiếp công dân theo quy định.

'Cán bộ tiếp dân trước hết phải ... chai mặt'

Thảo luận về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt đề nghị cần làm rõ, trong số các đơn thư khiếu nại thì bao nhiêu phần trăm là quấy rối, lợi dụng tình hình.

khiếu nại tố cáo, cán bộ tiếp dân, bị đe dọa

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt. Ảnh: Quốc hội

"Tôi rất chia sẻ chuyện thực tế mà nguy hiểm đó là sự can thiệp, chỉ đạo, nhận định của quan chức. Có những vụ việc rất đơn giản, anh em giải quyết đúng tinh thần, thì lại có điện thoại.

Can thiệt chỉ đạo làm méo mó sự việc. Có khi một sự việc 3 trường phái chỉ đạo, thì nghe trường phái nào?", ông Việt bày tỏ từ kinh nghiệm cá nhân.

Theo ông Việt, chọn cán bộ tiếp dân cũng phải có kiến thức.

"Tôi đã chứng kiến cán bộ không có kiến thức nói đúng thành sai, nói đơn giản thành phức tạp, nguy hiểm nhất là đổ lỗi. Thứ hai là trách nhiệm. Dù chia sẻ nhưng trách nhiệm của đội quân này cần phải chấn chỉnh", ông Việt nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho hay, trong nhiều vụ việc phức tạp, nghiêm trọng cán bộ tiếp dân phải là người có thẩm quyền, tránh tình trạng cử cán bộ văn phòng tiếp rồi chỉ biết "hứa sẽ trả lời".

"Chẳng lẽ một tháng chủ tịch tỉnh không thể tiếp dân một lần. Nếu anh đối thoại trực tiếp thì sẽ trả lời dân đúng, trúng. Đưa cán bộ văn phòng xuống gặp dân thì lại "nghe, tiếp thu để báo cáo trả lời sau thì bao giờ mới trả lại được. Làm tốt cái này thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt thôi", ông Đỗ Bá Tỵ nói.

Để giảm tình trạng dân đánh cán bộ tại trụ sở tiếp dân, Phó Chủ tịch Quốc hội góp ý, cũng phải coi trụ sở tiếp dân TƯ là cơ quan được bảo vệ thường xuyên. Vì theo ông, cán bộ trụ sở tiếp dân TƯ bị dân đánh thì ai còn yên tâm làm nữa.

H.Nhì